Xuất khẩu thép chịu tác động mạnh từ đại dịch

Do các quốc gia đang trong giai đoạn đóng cửa bởi Covid-19, dẫn tới sự gián đoạn chuỗi cung ứng, gây khó khăn cho xuất khẩu thép toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Vì thế, việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1/8 tới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu thép khả quan hơn trong thời gian tới.

Đại dịch covid – 19 ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu thép như thể nào?

Thép 1

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu thép toàn cầu đang rơi vào khó khăn khi cầu giảm bởi tác động dịch bệnh. Đơn cử, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận sản lượng xuất khẩu thép sang khu vực châu Âu trong 5 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 2,3 triệu tấn (giảm 1,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân được chỉ ra chủ yếu là do các rào cản thương mại và đại dịch Covid-19.

Đối diện khó khăn, nhiều nước xuất khẩu thép như Ấn Độ ngoài đưa ra những biện pháp bảo vệ thị trường của chính mình bằng cách hoàn thành thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu các sản phẩm thép dẹt mạ tráng từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, thì nước này còn đa dạng thêm thị trường xuất khẩu qua Trung Quốc.

Tại Việt Nam, dưới tác động của đại dịch, ngành sản xuất – xuất khẩu thép trong nửa đầu năm nay cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, theo VSA, trong 6 tháng đầu năm nay sản xuất thép các loại đạt hơn 11,6 triệu tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ 2019. Việc bán hàng của doanh nghiệp thép cũng gặp không ít khó khăn do thị trường bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Theo đó, sản lượng thép bán ra các loại chỉ đạt 10,4 triệu tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ 2019, trong đó sản lượng xuất khẩu thép các loại đạt 1,8 triệu tấn, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu tôn thép của Việt Nam trong nửa đầu năm nay chịu tác động tiêu cực từ đại dịch

Tính riêng trong tháng 5/2020, Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đạt 428.000 tấn, với kim ngạch đạt 245 triệu USD. So với tháng 4/2020 giảm mạnh 26% và giảm 29% so với cùng kì năm 2019 về sản lượng xuất khẩu. Về trị giá xuất khẩu thép tháng 5/2020 đạt 245 triệu USD, giảm lần lượt so với tháng 4/2020 và cùng kì năm trước là 22% và 36%. Đây là một con số không mấy khả quan với các doanh nghiệp trong ngành thép bởi nhu cầu của thị trường sụt giảm do tác động tiêu cực từ đại dịch.

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, VSA cho biết, hiện xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đang chiếm 60% tổng lượng xuất khẩu và 57,8% kim ngạch. Riêng thị trường các nước châu Âu mới chỉ đạt 3,18%. Với những con số kể trên có thể thấy, thị trường châu Âu chiếm rất ít trong tỷ trọng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam.

Theo các chuyên gia, một lợi thế nữa cho sản phẩm tôn, thép của Việt Nam là giữa EU và nước ta có các mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung cho nhau và không cạnh tranh với trực tiếp với nhau. Trong khi đó, trước khi EVFTA được thông qua các doanh nghiệp Việt Nam vì nhiều lý do vẫn chưa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu mà chỉ tập trung cho các thị trường truyền thống như ASEAN hay Mỹ. Do đó, với những lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại, cơ hội để ngành thép Việt xuất khẩu sang thị trường châu Âu là rất lớn.

Cùng với triển vọng từ thị trường EU, để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay, Hiệp hội Thép Việt Nam đã làm việc với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) về cơ chế hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp thành viên hiệp hội; đồng thời khuyến nghị các nhà sản xuất thép xây dựng, phôi thép tăng cường trao đổi thông tin thị trường, minh bạch, đảm bảo cùng nhau phát triển bền vững.

Bài viết được thảm khảo từ Mai Ca báo https://congthuong.vn/

30 Tháng Chín, 2021
30 Tháng Chín, 2021
# Từ khóa
Tìm kiếm

Bạn cần tìm sản phẩm?

Mời Bạn ghé thăm trang sản phẩm của ThangLongPro.vn
Tin tức - ThangLongPro.vn

© 2015 - . Toàn bộ bản quyền thuộc ThangLongPro.vn