So sánh giữa hai loại màng PE và màng PVC được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay luôn có những loại màng được sử dụng nhiều, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống chẳng hạn như màng PE, màng PVC, màng bảo vệ bề mặt, màng bọc thực phẩm,… Tuy nhiên có hai loại màng được sử dụng nhiều nhất trong đó chính là màng PE và màng PVC, một loại chuyên để sử dụng để bọc hàng hóa còn một loại chuyên sử dụng để ngăn cách hàng hóa khỏi những tác động môi trường. Vậy những yếu tố khác biệt của hai loại màng này là gì hay cùng ThangLongPro.vn cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Màng PVC

Polyvinyl clorua (PVC) là một trong những vật liệu được tổng hợp nhân tạo sớm nhất và có lịch sử dài nhất trong sản xuất công nghiệp. Năm 1835 lần đầu tiên Henri Regnault đã tổng hợp được vinylclorua (VC), nguyên liệu chính để tạo nên PVC. Polyvinyl clorua được quan sát thấy lần đầu tiên vào năm 1872 bởi Baumann khi phơi ống nghiệm chứa vinylclorua dưới ánh sáng mặt trời, sản phẩm tạo ra có dạng bột màu trắng và bản chất hóa học của nó chưa được xác định. Bốn mươi năm sau, năm 1912 là năm PVC được công nhận là do Iwan Ostromislensky (Nga) tìm ra, thực tế cùng năm đó Fritz Klatte (Đức) đã công bố một quy trình sản xuất PVC. Tuy nhiên, polyme mới này vẫn không được ứng dụng và không được chú ý quan tâm nhiều, bởi tính kém ổn định, cứng và rất khó gia công. Năm 1926, khi tiến sĩ Waldo Semon tìm ra phương pháp dẻo hóa PVC, đây mới là một bước đột phá đầu tiên để khắc phục nhược điểm khi gia công cho PVC. Sau đó lần lượt là các nghiên cứu và sáng chế về chất ổn định cho PVC được công bố. Đến năm 1933, nhiều dạng PVC đã được tổng hợp ở Mỹ và Đức nhưng phải đến năm 1937, PVC mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh tại Đức và sau đó là ở Mỹ.

Trích từ Wikipedia

Màng PVC có cấu tạo bằng nhiều chất liệu nhựa tổng hợp (Vinylclorua) khác nhau như màng nhựa, chất dẻo, nhựa nhiệt dẻo, các loại vải dệt hay vải được làm từ nhựa mỏng và dẻo. Chúng là sản phẩm được cắt ra từ các cuộn PVC và có khả năng tạo ra các sản phẩm khác liên quan đến chúng như túi PVC, rèm cửa PVC,…

Mảnh PVC – Tấm PVC là một loại vật liệu vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, chúng có cấu thành lên rất nhiều sản phẩm có lợi ích trong cuộc sống hiện nay. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới số lượng sử dụng của mảnh PVC – tấm PVC rất khổng lồ khi trung binh được sử dụng từ 1 tỉ cho đến 5 nghìn tỉ cuộn PVC, túi PVC, rèm cửa PVC,… được sử dụng và loại bỏ. Chúng cũng có rất nhiều mẫu mã đa dạng, công dụng khác nhau như:

• Mảnh PVC – tấm PVC màu trắng trong: chuyên làm màn để ngăn ngừa bụi bẩn.

• Mảnh PVC – tấm PVC màu đen: làm màn che khu vực hạn chế.

• Mảnh PVC – tấm PVC màu đỏ: cảnh báo khu vực có liên quan đến lửa, nguy hiểm.

• Mảnh PVC – tấm PVC màu xanh nước biển: được sử dụng làm che chắn kho đông lạnh.

• Mảnh PVC – tấm PVC màu xanh dương: chủ yếu để ngăn chặn hơi lạnh thoát ra.

Màng PE

So sánh màng PE và màng PVC 1

Màng PE – Màng chit (Linear low-density polyethylene (LLDPE), còn có các tên gọi khác như: Stretch Film – màng Chít – màng quấn Pallet – màng co) là loại màng được sản xuất từ hạt nhựa PE nguyên sinh nhập khẩu, có độ dãn cao, chịu được lực căng cao và có độ bám dính tốt.

Ứng dụng: Với cơ chế bám chặt vào bề mặt vật liệu ngăn không cho tiếp xúc với không khí, màng PE quấn pallet hàng hóa hoặc các sản phẩm, kiện hàng trong quá trình vận chuyển, lưu kho, đặc biệt dùng để đóng gói hàng hóa xuất khẩu. Nó có tác dụng bảo vệ sản phẩm, đảm bảo hàng hóa còn nguyên kiện, chống bụi bẩn, nước và các tác nhân khác xâm hại từ bên ngoài hoặc để Pallet hàng hóa không bị đổ vỡ, dễ dàng chuyển hàng, dỡ hàng từ phương tiện vận tải…

Màng PE có hai loại chính bao gồm màng PE quấn taymàng PE quấn máy:

Màng PE quấn tay

– Khổ rộng từ 50mm đến 1500mm.
– Cân nặng từ 1.5kg, 2,3kg, 3,2kg đến 4 kg.
– Độ dày từ 10 micron đến 50 micron.
– Độ kéo giãn từ 200% đến 400%.

Màng PE quấn máy

– Khổ rộng từ 50mm đến 2000mm
– Cân nặng từ 10kg đến 80 kg.
– Độ dày từ 20 micron đến 50 micron.
– Độ kéo giãn từ 200% đến 400%.

Sự khác nhau giữa hai loại màng là gì?

Tính chất của hai loại màng PE và màng PVC

• Màng PVC được làm từ nhựa tổng hợp còn màng PE được làm từ PE (polyethylene hay polyethene),

• Màng PVC rất dẻo và mềm còn màng PE thì mỏng, dai và có khả năng bám dính trên bề mặt nhiều vật phẩm.

• Màng PVC không màu, không mùi và trong suốt có thể nhìn xuyên qua còn màng PE thì hơi có ánh mờ, đục hơn chút.

Ứng dụng của hai loại màng PE và màng PVC

• Màng PE chuyên dùng để quấn hàng bảo vệ khỏi các môi trường xấu bên ngoài còn màng PVC thì thường sử dụng một cách cố định lắp đặt bên ngoài nơi chứa hàng.

• Màng PE có tính ứng dụng cao khi có thể quấn được đủ mọi loại môi trường khác nhau, còn màng PVC thường dùng để làm rèm cửa PVC, túi PVC,…

• Công dụng chính của màng PE vẫn là bọc hàng hóa, cố định hàng hóa vào pallet, trong đó màng PVC giúp chắn nhiệt, bụi bẩn, tránh các tia lửa từ mối hàn,… trong một nơi cố định.

Sau khi so sánh giữa 2 loại màng này chúng ta có thể thấy được mỗi loại có tác dụng riêng để phù hợp hơn với các ngành hàng. Trong đó màng PE để sử dụng cho những loại hàng hóa cần được cố định khi vận chuyển còn màng PVC dùng để chắn những tác hại từ môi trường, che chắn không cho ra vào,… rất phù hợp với môi trường cố định.

Bạn cần tìm sản phẩm?

Mời Bạn ghé thăm trang sản phẩm của ThangLongPro.vn
Tin tức - ThangLongPro.vn

© 2015 - . Toàn bộ bản quyền thuộc ThangLongPro.vn