Thương vụ mua lại mỏ quặng sắt Roper Valley của Hòa Phát vừa được Ủy ban Đầu tư nước ngoài liên bang Australia (FIRB) chấp thuận.
Sau khi giao dịch hoàn tất, Hòa Phát trở thành chủ sở hữu dự án quặng sắt Roper Valley với trữ lượng 320 triệu tấn, công suất khai thác 4 triệu tấn một năm.
Ngoài mỏ Roper Valley, tập đoàn này cho biết đang nghiên cứu mua tiếp một số mỏ sắt mới tại Australia, nhằm đảm bảo ít nhất 50% nguồn cung quặng sắt của tập đoàn này (khoảng 10 triệu tấn mỗi năm) về dài hạn.
Ngoài quặng sắt, tập đoàn này cũng đang đặt ra tham vọng mua một vài mỏ than luyện cốc của Australia, nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất quan trọng này. Hiện than luyện cốc chiếm 30% giá thép và được Hòa Phát nhập khẩu từ Australia, thị trường cung cấp loại nguyên liệu này lớn nhất thế giới. Trong những quặng sắt thép này tập đoàn Hòa Phát còn có thể sản xuất dây chuyền những loại dây đai thép chẳng hạn như dây đai thép mạ kẽm, dây đai thép mạ dầu, dây đai thép mạ màu, dây đai thép cán nguội,…
Mỏ quặng sắt Roper Valley tại Australia. Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát
Tại cuộc họp với Bộ Công Thương tuần trước, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đề xuất Bộ quan tâm tới vấn đề nhập khẩu quặng sắt, thép cuộn cán nóng HRC của doanh nghiệp thép, trong đó có Hòa Phát. Ông Long cũng đề xuất cơ quan này ủng hộ doanh nghiệp ngành thép trong việc có ý kiến góp ý xây dựng bộ chỉ tiêu phù hợp, sát tình hình thực tế.
Nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành này đa phần phải nhập khẩu, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Giá nguyên liệu thế giới tăng gấp đôi trong 6 tháng qua, khiến giá thép trong nước tăng 40-50%, buộc Chính phủ đưa ra yêu cầu hạ nhiệt giá mặt hàng này thông qua hạn chế xuất khẩu loại thép trong nước có nhu cầu và tăng năng lực sản xuất thép trong nước.
Năm 2021, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 18.000 tỷ đồng, tăng 33% so với thực hiện năm trước.
Quý I năm nay, tập đoàn này ghi nhận doanh thu đạt khoảng 31.000 tỷ đồng, tăng 63%. Lợi nhuận sau thuế 7.000 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ. Trong đó, riêng lãi từ hoạt động kinh doanh là 6.500 tỷ, còn lại là lợi nhuận từ thoái vốn mảng nội thất.
Theo Anh Minh – Vnexpress
Giá nguyên liệu thế giới tăng mạnh trong vòng 6 tháng qua cho nên các loại dây đai thép hiện nay trong nước, đặc biệt là công ty ThangLongPro.vn phải tăng thêm giá thành là chuyện không thể tránh khỏi.
Những loại như mạ kẽm, mạ dầu, mạ màu, cán nóng,… tăng mạnh những ngày qua và sẽ còn tăng mạnh vào tháng sau.
Theo dự kiến tháng 6 sẽ tăng theo mức như sau dây đai thép mạ màu -> dây đai thép cán nguội -> dây đai thép mạ kẽm.